Phân biệt nôn trớ thông thường với trào ngược dạ dày thực quản

Cần hết sức chú ý khi bé có triệu chứng chán ăn, quấy khóc, nôn trớ...

Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?

Mẹo ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Kích thước dạ dày trẻ quyết định lượng ăn

8 dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thực quản trào ngược

Ước tính, có đến 2/3 trẻ nhỏ đã từng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm ngoài 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ (khoảng 5%) bị tiếp diễn tình trạng này và xuất hiện nhiều biến chứng nặng nề.

GERD ở trẻ nhỏ (nhất là trẻ sơ sinh) xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc nhiều vào thể trạng của từng bé.

Một số nguyên nhân gây ra GERD ở trẻ: Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện; Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định; Tư thế cho trẻ bú chưa đúng...

GERD là nỗi sợ hãi của cá bé và ám ảnh của cha mẹ. Mỗi khi bé bị trào ngược, nôn trớ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như: Sặc sữa, sặc thức ăn qua mũi, nôn ra máu... từ đó bé sẽ sợ ăn, sợ bú, lười ăn… dẫn tới sụt cân, suy dinh dưỡng.

Về lâu về dài, các biến chứng của bệnh trào ngược có thể là: “Thực quản Barrett” (thực quản bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống); Bé dễ bị ho, thở khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường; Bé bị khàn tiếng, hen suyễn; Bé bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, thậm chí có thể đưa đến những rối loạn phát triển hành vi.

Do vậy, cần hết sức chú ý khi bé có triệu chứng chán ăn, quấy khóc, nôn trớ...

Dưới đây là sự giống và khác nhau giữa nôn trớ thông thường và nôn trớ do trào ngược thực quản:

Thanh Hà H+



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ